Vị trí thành Cổ Loa
Vị trí
Được biết tới là tòa thành có niên đại cổ nhất ở Việt Nam, Cổ Loa thành được xác định có niên đại từ thế kỷ thử III TCN và là kinh đô của nước u Lạc xưa. Chính vì vậy, địa danh này gắn liền với rất nhiều truyền thuyết của Việt Nam như: Vua An Dương Vương được thần Kim Quy hỗ trợ để có được nỏ thần đánh tan quân giặc bảo vệ thành, câu chuyện tình cảm độc éo le của nàng công chúa Mị Châu và Trọng Thủy… Tuy rằng chỉ là những câu truyện truyền thuyết nhưng nó lại được xem như “món ăn” tinh thần đi vào tiềm thức của người dân Việt qua bao nhiêu đời nay.
1. Vị trí của Cổ Loa
Cổ Loa nằm ở vị thế khá đắc địa, tại đỉnh của của tam giác Châu thổ Sông Hồng – huyết mạch đường thủy và đường bộ, không chỉ vậy từ đây còn có thể dễ dàng kiểm soát được vùng đồng bằng và sơn địa. Chính vì vậy vào thời u Lạc, vị trí này được xem là đắc địa nhất dành cho trung tâm quyền lực lớn nhất.
Một điểm đặc biệt nữa của vị trí đặt thành Cổ Loa đó là tòa thành nằm ở tả ngạn sông Hoàng trên khu đất đồi cao ráo. Điều này không chỉ giúp vùng đất Cổ Loa nhận được bồi đắp phù sa màu mỡ hàng năm mà còn tránh bị lũ lụt. Sông Hoàng tuy không phải sông lớn nhưng dòng sông này lại làm cầu nối sông Hồng với sông Cầu. Điều này không chỉ có ý nghĩa trong việc bồi đắp phù sa giúp dân chúng phát triển nông nghiệp mà còn có tác dụng trong quân sự khi kiểm soát được mạng lưới đường thủy của sông Hồng và Thái Bình đồng thời cũng có vai trò chi phối mạng lưới đường thủy của toàn Miền Bắc.
2. Sơ lược cấu trúc thành Cổ Loa
Trong lịch sử của nước Việt không thiếu những công trình tòa thành, tuy nhiên chỉ có thành Cổ Loa được đánh giá là tòa thành cổ nhất, quy mô lớn nhất và cũng có cấu trúc độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ. Vì sao lại như vậy?
Thành Cổ Loa không chỉ được xây dựng ở vị trí đắc địa mà còn gây ấn tượng với các nhà khoa học bởi nét độc đáo và tinh tế khi xây dựng thành. Người Việt cổ đã biết phối hợp hài hòa giữa địa thế tự nhiên với xây dựng nhân tạo. Các nhà khoa học đã chỉ ra, người xưa đã biết tận dụng chiều cao của các đồi gò để làm nền móng của thành bao phía ngoài, sử dụng con sông Hoàng bao quanh làm hào nước tự nhiên, Đầm Cả được sử dụng làm bến cảng để giao thương hàng hóa. Ngay cả việc chọn lựa vật liệu xây dựng cũng được người xưa sử dụng 1 cách khôn khéo để tạo nên độ vững chắc cho tường thành. Đất là chất liệu chủ yếu sau đó là lớp đá và gốm vỡ. Những đoạn thành ven sông, ven đầm đều được kè đá tảng lớn, đá cuội đan xen giữa lớp đất đá là 1 lượng gốm vỡ rất lớn để giúp tường thành không sụt lở. Điều này được minh chứng qua những đoạn thành còn nguyên vẹn tới ngày nay.
Thành Cổ Loa tuy không có sơ đồ cụ thể còn lưu giữ lại nhưng theo các nhà khảo cổ thì họ nhận thấy tòa thành có 3 vòng, trong đó thành nội được xây dựng ở thời Ngô Quyền sau này.
- Thành nội hình chữ nhật, cao trung bình 5m so với mặt đất, mặt thành rộng từ 6 – 12m, chân rộng từ 20 – 30m, chu vi 1.650 m và có một cửa nhìn vào tòa kiến trúc Ngự triều di quy.
- Thành trung là một vòng thành không có khuôn hình cân xứng, dài 6.500 m, nơi cao nhất là 10m, mặt thành rộng trung bình 10m, có bốn cửa ở các hướng đông, bắc, tây bắc và tây nam, trong đó cửa đông ăn thông với sông Hồng.
- Thành ngoại cũng không có hình dáng rõ ràng, dài hơn 8.000m, cao trung bình 3–4 m (có chỗ tới hơn 8 m).
Để đảm bảo cho sự phòng thủ tấn công tốt nhất, người xưa đã đan xen các hào nước bao quanh bên ngoài mỗi vòng thành. Mỗi hào nước rộng khoảng từ 10m đến 30m và thông với sông Hoàng.
Có thể nói Cổ Loa không chỉ là 1 kinh thành mà còn là một quân thành đồng thời cũng là một thị thành. Bởi lẽ đây không chỉ là nơi đặt bộ máy cơ quan đầu não với “ Tam trùng thành quách “ mà những vòng thành kiên cố cũng đã tạo nên 1 căn cứ quân sự khó có thể hạ bệ. Đặc biệt việc tận dụng sông, đầm đã tạo thành điểm giao thương hàng hóa tấp nập dưới thời u Lạc cho tới sau này.
Từ những điều đã nêu ở trên cho thấy Cổ Loa là 1 thành cổ – khu di tích đáng để cho du khách khám phá. Bài viết tham khảo tư liệu từ trang mạng, báo, đài, quý khách nếu muốn tìm hiểu thêm về các địa điểm thăm quan tại Cổ Loa cũng như tư vấn về hành trình du lịch Cổ Loa khám phá văn hóa, lịch sử có thể liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:
Địa chỉ: Xã Cổ Loa – huyện Đông Anh – Hà Nội
Văn phòng đại diện: Số 5 Lý Nam Đế – Hoàn Kiếm – Hà Nội
Điện thoại: 024 3 926 4363
Hotline: 0989 345 302
Email: Inbound@hanoiskyteam.com